HỘI THI THIẾT BỊ ĐÀO TẠO TỰ LÀM CẤP CƠ SỞ NĂM 2022

Trường CĐN Việt Nam - Singapore tổ chức Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2022

Nhằm củng cố, phát huy hơn nữa các hoạt động nghiên cứu khoa học, tự làm thiết bị đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và nhân viên nhà trường thể hiện khả năng sáng tạo kỹ thuật, chế tạo dụng cụ, mô hình, thiết bị đào tạo trong quản lý và giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tạo môi trường học hỏi, trao đổi giữa các đơn vị, làm cơ sở lựa chọn đề tài, sản phẩm, mô hình tham gia Hội thi cấp trên.

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Phòng Đảm bảo chất lượng đã lập kế hoạch cùng các Khoa chuyên môn tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp cơ sở năm 2022. Tham gia hội thi gồm 06 thiết bị thuộc 03 khoa nhà trường bao gồm các lĩnh vực Điện - Cơ khí - Công nghệ thông tin, trong đó khoa Điện điện tử 3 thiết bị, khoa Cơ khí 2 thiết bị, khoa Tin học Đại cương có 1 thiết bị. Tuy nhiên sau khi hội đồng giám khảo tiến hành đánh giá và kết quả lựa chọn 3 thiết bị tiêu biểu như sau:

1. Mô hình hỗ trợ dạy và học trên hệ thống mạng máy tính (nhóm tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nông Kiều Trang thuộc Khoa Tin học – Đại cương)

Mô hình sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, lập trình mô phỏng 3D, lập trình web (web tính năng), phần mềm trắc nghiệm kết nhúng vào web, sử dụng tên miền và hosting đưa website lên mạng internet.  Cho phép khả năng quản lý mọi định dạng tài liệu số; tải về hoặc upload lên hệ thống các tập tin lớn, quản trị cơ sở dữ liệu của website, cho phép thêm, xóa dữ liệu; quản lý công việc tạo ra các đề thi tra91c nghiệm, quản lý tài khoản HSSV; phân quyền, quản lý phân quyền nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu, theo dõi lượt truy cập của HSSV.

Về phía HSSV sẽ được phép xem giáo trình và clip hướng dẫn bài học của các mô đun thực hành trên hệ thống mạng máy tính nghề Quản trị mạng; được phép làm các bài thi trắc nghiệp để rèn luyện kiến thức; rèn luyện kỹ năng trên phần mềm mô phỏng 3D; truy cập vào hệ thống máy tính của nhà trường để làm bài thực hành, kiểm tra và thi kết thúc môn.

 

2. Mô hình phân loại sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI xử lý ảnh kết hợp PLC (nhóm tác giả: Hồ Minh Nghĩa, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Thị Hồng Duyên thuộc Khoa Điện – Điện tử)

Mô hình ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI thông qua ngôn ngữ lập trình Python, thư viện OpenCV và máy tính NVIDIA Jetson Nano Developer Kit xuất ra các tín hiệu cấp cho ngõ vào bộ điều khiển lập trình PLC. Hệ thống tự động thu thập, phân tích hình ảnh và tác động ngõ vào bộ điều khiển lập trình PLC phân loại sản phẩm mà không cần có sự can thiệp của con người, giúp cho quá trình sản xuất được nhanh chóng và chính xác, nâng cao hiệu quả và linh hoạt trong sản xuất.

 

3. Bộ kít thực hành điện tử công suất (nhóm tác giả Lê Sơn Giang, Nguyễn Thị Tường Vy, Hà Trần Trọng Hữu thuộc Khoa Điện – Điện tử)

Bộ thực hành điện tử công suất sử dụng vi điều khiển thay cho các mạch điều khiển tương tự sử dụng kỹ thuật cũ trước đây. Đáp ứng 90% bài giảng môn Điện tử công suất, chi phí sản xuất thấp. Bộ kit thực hành điện tử công suất được thiết kế hoàn toàn có thể sử dụng như những thiết bị thật như những bộ điều khiển chỉnh lưu, điều khiển điện áp AC, điều khiển tăng giảm áp, điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng PWM, điều khiển nghịch lưu. Khả năng kết nối thiết bị ngoại vi như kết nối với máy tính thông qua cổng usb để lập trình, kết nối các thiết bị qua các chuẩn như RS232, I2C..

 

Nhìn chung Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp cơ sở năm 2022 đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự nhiệt tình, tận tâm của Ban tổ chức, Ban Giám khảo và các giảng viên tham gia. Mặc dù số lượng thiết bị tham dự năm nay không nhiều nhưng hầu hết thiết bị rất thiết thực và sát với nhu cầu cần thiết trong việc tăng cường trang thiết bị thực hành của HSSV. Mong rằng Hội thi sẽ tiếp tục được duy trì để phát huy hết khả năng sáng tạo của các giảng viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo sự hứng khởi cho giảng viên trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. 

thong
thong